Lịch sử hình thành kiến trúc Đông dương ( Indochine Style) Chuyển đến nội dung chính

Tìm kiếm

Lịch sử hình thành kiến trúc Đông dương ( Indochine Style)

KIẾN TRÚC ĐÔNG DƯƠNG 


Là kiến trúc của người Pháp được hình thành khi đến đất Đông Dương đặt ách cai trị. Người Pháp đến đây sống và làm việc trên mảnh đất này và mang theo nền văn hóa và kiến trúc đến đây. Nếu như kiến trúc Nhật Bản là kiến trúc đặc trưng Á Đông thì kiến trúc Đông Dương lại có một chút tượng trưng của người phương Tây.

Kiến trúc Đông Dương là sự kết hợp tinh tế giữa những cái đẹp của nền văn hóa Việt với sự tinh tế của kiến trúc Pháp. Kiến trúc Đông Dương không mang đến sự áp đặt của kiến trúc Pháp mà còn tồn tại cái đẹp của kiến trúc Việt. Những giá trị tinh tế, hiện đại của Pháp kết hợp với văn hóa Việt tạo nên kiến trúc đẹp, riêng của kiến trúc Đông Dương. 

Suốt thời kỳ Pháp thuộc, mọi nề nếp sinh hoạt, lối sống, phong cách Á Đông của dân Việt cũng bị ảnh hưởng ít nhiều bởi "chất Pháp", kiến trúc Việt Nam cũng không ngoại lệ. Những tòa nhà Pháp giữa lòng thủ đô Hà Nội hay thấp thoáng đâu đó trên khắp các tỉnh thành Việt Nam đều là những di tích chúng ta cần trân trọng và lưu giữ.


ERNEST HÉBRARD - KIẾN TRÚC SƯ ĐẦU TIÊN ĐEM "CHẤT PHÁP" VÀO VIỆT NAM

Ernest Hébrard (1875-1933) là kiến trúc sư, nhà khảo cổ học, nhà quy hoạch người Pháp. Ông là Giám đốc sở Quy hoạch kiến trúc Đông Dương thuộc Pháp. Ernest Hébrard là giáo sư của trường Mỹ thuật Đông Dương, một viên chức cao cấp được chính phủ Pháp đưa sang để phụ trách công việc quy hoạch và kiến trúc của ba nước Đông Dương. Trong ảnh là Ernest Hébrard và sinh viên Kiến trúc Việt Nam thời Pháp thuộc.


Nét kiến trúc cổ theo phong cách phương Đông kết hợp với chút Tây của kiến trúc Pháp tạo nên một phong cách kiến trúc mới ở Việt Nam - phong cách kiến trúc Đông Dương. Người tiên phong đi đầu trong phong cách kiến trúc này không ai khác đó chính là kiến trúc sư Ernest Hébrard.

Ernest Hébrard (1875-1933) là kiến trúc sư, nhà khảo cổ học, nhà quy hoạch người Pháp. Ông là Giám đốc sở Quy hoạch kiến trúc Đông Dương thuộc Pháp

Hébrard còn biết đến qua các dự án khác như là nâng cấp Casablanca và cung điện Diocletian tại Split, và quy hoạch các thành phố ở thuộc địa của Pháp ở Đông Dương.Ông là kiến trúc sư nổi tiếng đã có giải thưởng Prix de Rome. 

Hébrard được coi là kiến trúc sư khởi nguồn cho phong cách Kiến trúc Đông Dương. Trước khi trở thành Giám đốc sở quy hoạch kiến trúc Đông Dương thuộc Pháp, Ernest Hébrard là giáo sư của trường Mỹ thuật Đông Dương, một viên chức cao cấp được chính phủ Pháp đưa sang để phụ trách công việc quy hoạch và kiến trúc của ba nước Đông Dương. 

Ông gọi nó là “phong cách kiến trúc Đông Dương” (style indochinois). Thực chất đây là một phong cách chiết trung Âu – Á, trong đó không chỉ có chi tiết kiến trúc của ba nước Đông Dương mà có cả chi tiết kiến trúc Trung Quốc. Hébrard sử dụng “phong cách kiến trúc Đông Dương” rất sáng tạo và đã để lại những công trình rất có giá trị nghệ thuật. 


BẢO TÀNG LOUIS FINOT được coi là một đại diện lớn của phong cách Kiến trúc Đông Dương. Năm xưa: Bảo tàng Louis Finot Ngày này: Bảo tàng Lịch sử quốc gia ( http://baotanglichsu.vn ) Địa chỉ: Số 1 Phố Tràng Tiền, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội Bảo tàng Lịch sử Việt Nam được thành lập ngày 3 tháng 9 năm 1958 trên cơ sở kế thừa Bảo tàng Louis Finot do người Pháp xây dựng năm 1926 và hoạt động vào năm 1932. Đây là Viện bảo tàng của trường Viễn Đông Bác cổ. Ngày ấy, đây là nơi trưng bày những đồ cổ thu thập từ các nước ở Đông Nam Á. Nǎm 1958, người Pháp bàn giao lại ngôi nhà này cho chính quyền cách mạng mới. Bảo tàng Louis Finot (Bảo tàng lịch sử ngày nay) thuộc Trường Viễn Đông Bác cổ Pháp (École Française d’Extrème - Orient), do các kiến trúc sư C.Batteur và E.Hébrard thiết kế năm 1925 có thể được coi là một đại diện lớn của phong cách Kiến trúc Đông Dương, một phong cách nỗ lực kết hợp các giá trị của nền kiến trúc Pháp với các giá trị kiến trúc bản địa. Công trình được khởi công năm 1926 và hoàn thành năm 1932 trên khu đất phía sau Nhà hát lớn, chạy dọc theo bờ đê sông Hồng và là điểm kết thúc của tuyến phố Quaï Guillemoto (phố Trần Quang Khải ngày nay), một vị trí có thể tạo ra điểm nhấn kiến trúc cho tuyến đường bờ đê. Mặt bằng bảo tàng được kiến tạo theo yêu cầu của không gian kiến trúc trưng bày nên được cấu tạo dựa trên những không gian khẩu độ lớn. Không gian chính sảnh hình bát giác có kích thước mỗi cạnh lớn lên đến 11m, không gian trưng bày chính nằm ngay sau đại sảnh có hình chữ nhật kéo dài và được tổ chức theo hình thức xuyên phòng có sự chuyển tiếp được tổ chức khéo léo. Ngoài ra còn có các không gian trưng bày chuyên đề nằm ở hai phía của đại sảnh tạo thành một tổng thể trưng bày khoáng đạt

BẢO TÀNG LOUIS FINOT
được coi là một đại diện lớn của phong cách Kiến trúc Đông Dương.

Năm xưa: Bảo tàng Louis Finot
Ngày này: Bảo tàng Lịch sử quốc gia ( http://baotanglichsu.vn )
Địa chỉ: Số 1 Phố Tràng Tiền, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội

Bảo tàng Lịch sử Việt Nam được thành lập ngày 3 tháng 9 năm 1958 trên cơ sở kế thừa Bảo tàng Louis Finot do người Pháp xây dựng năm 1926 và hoạt động vào năm 1932.

Đây là Viện bảo tàng của trường Viễn Đông Bác cổ. Ngày ấy, đây là nơi trưng bày những đồ cổ thu thập từ các nước ở Đông Nam Á. Nǎm 1958, người Pháp bàn giao lại ngôi nhà này cho chính quyền cách mạng mới.

Bảo tàng Louis Finot (Bảo tàng lịch sử ngày nay) thuộc Trường Viễn Đông Bác cổ Pháp (École Française d’Extrème - Orient), do các kiến trúc sư C.Batteur và E.Hébrard thiết kế năm 1925 có thể được coi là một đại diện lớn của phong cách Kiến trúc Đông Dương, một phong cách nỗ lực kết hợp các giá trị của nền kiến trúc Pháp với các giá trị kiến trúc bản địa. Công trình được khởi công năm 1926 và hoàn thành năm 1932 trên khu đất phía sau Nhà hát lớn, chạy dọc theo bờ đê sông Hồng và là điểm kết thúc của tuyến phố Quaï Guillemoto (phố Trần Quang Khải ngày nay), một vị trí có thể tạo ra điểm nhấn kiến trúc cho tuyến đường bờ đê.

Mặt bằng bảo tàng được kiến tạo theo yêu cầu của không gian kiến trúc trưng bày nên được cấu tạo dựa trên những không gian khẩu độ lớn. Không gian chính sảnh hình bát giác có kích thước mỗi cạnh lớn lên đến 11m, không gian trưng bày chính nằm ngay sau đại sảnh có hình chữ nhật kéo dài và được tổ chức theo hình thức xuyên phòng có sự chuyển tiếp được tổ chức khéo léo. Ngoài ra còn có các không gian trưng bày chuyên đề nằm ở hai phía của đại sảnh tạo thành một tổng thể trưng bày khoáng đạt

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH PHONG CÁCH " KIẾN TRÚC ĐÔNG DƯƠNG "


SỰ RA ĐỜI:


"Phong cách kiến trúc Đông Dương” là tên gọi những sáng tạo của các kiến trúc sư Pháp. Kiến trúc này đã góp phần tôn vinh nghệ thuật kiến trúc dân tộc, mặc dù nó còn nhiều điểm chiết trung, pha trộn (vì người Pháp không sành kiến trúc cổ điển Việt Nam), nhưng nó đã khích lệ các kiến trúc sư Việt Nam, sinh viên của trường Mỹ thuật Đông Dương tiếp tục đi theo con đường nghệ thuật dân tộc.

Riêng về kiến trúc Pháp ở Hà Nội, các phong cách khác nhau được hình thành theo thời gian còn đến hôm nay như một bộ sưu tập trọn vẹn. 

Từ Kiến trúc thực dân đơn sơ thời kỳ đầu xâm chiếm đến Kiến trúc cổ điển, Kiến trúc địa phương Pháp thể hiện nỗi nhớ quê hương của người Pháp xa nhà, rồi Kiến trúc Đông Dương một thời rực rỡ đến Kiến trúc Art Deco, Kiến trúc tiền hiện đại những năm cuối thời kỳ thực dân, giữa thế kỷ trước.


VÌ SAO RA ĐỜI PHONG CÁCH NÀY ?


Trước tiên, những kiến trúc mang từ Pháp sang, sau một số năm thì bộc lộ nhiều bất cập, nhất là không phù hợp với khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, gió mạnh... cũng như tập quán sinh hoạt, truyền thống thẩm mỹ và cảnh quan Việt Nam. Sau nữa là lúc đó, vào những năm 30 – 40 của thế kỷ 20, ảnh hưởng của Pháp ở Việt Nam giảm sút. Để tranh thủ được lòng dân, để thân thiện hơn với Việt Nam, một số kiến trúc sư Pháp dạy tại trường Mỹ thuật Đông Dương nghĩ cách thiết kế những công trình mang tính chất Việt Nam để lấy lại lòng tin của dân Việt.


ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC: 


- Kỹ thuật và vật liệu xây dựng: 

Sử dụng rộng rãi kỹ thuật và liệu xây dựng mới như hệ khung bê tông cốt thép chịu lực, khung thép tiền chế, sành sứ nhiều màu, ngói ardoise (đá xám chẻ), gạch caro. Các phương tiện kỹ thuật mới khá tiên tiến được áp dụng như: cột thu lôi, đèn điện, cổng sắt uốn.

- Giải pháp kiến trúc: 

Áp dụng các giải pháp thông thoáng, cách nhiệt để phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới như bố trí các dãy hành lang, dàn pergola rộng rãi chạy dọc theo công trình. Trên phần tường sát trần thường bố trí các lam gió để tạo sự thông thoáng và lấy sáng cho không gian bên trong. Đa số các công trình được bố trí thêm các sân trong, giếng trời để tăng sự thông thoáng và chiếu sáng tự nhiên.

- Phần Mái: 

Sử dụng mái bằng (đối với các công trình lớn) hoặc mái lợp ngói (đối với các công trình nhỏ hơn). Mái ngói thường nhô ra xa để che nắng mưa, có bố trí các “khu đĩ” để tạo sự thông thoáng cho phấn bên trong. Xuất hiện các sênô thu nước mưa chạy dọc theo mái. Một số công trình sử dụng dạng mái vút cong ở các góc, mái chồng diêm theo kiểu kiến trúc truyền thống, có hoa văn trang trí ở đỉnh mái và các góc cong của mái.

- Hệ thống Cửa: 

Bố trí nhiều cửa trên tường công trình. Cửa sổ cao, mở rộng để tăng sự thông thoáng, chiếu sáng tự nhiên. Các công trình sử dụng phổ biến kiểu cửa lá sách, đảm bảo được sự thông gió tự nhiên cho không gian bên trong ngay cả trong lúc đóng. Cửa sổ không chỉ được bố trí trên tường công trình, mà còn được bố trí phía ngoài hành lang, đặc biệt là hành lang ở những phía chịu sáng trực tiếp của mặt trời.

- Hoa văn và họa tiết trang trí: 

Sử dụng rộng rãi các môtíp trang trí với màu sắc, kiểu dáng đa dạng.

Các môtíp trang trí Việt - Hoa như: “lưỡng long chầu nguyệt”, pháp vân, lân sư, rồng phụng, cỏ cây hoa lá…

Kiểu Khmer - Chăm như: rắn naga, hoa Mạn đà la, chữ viết…

Kiểu Phục hưng, cổ điển Pháp như: lan can con triện, gờ chỉ, tranh tượng, phù điêu, hoa lá, các thức cột…

Có lúc còn pha trộn cả những phong cách thời thượng của thế giới lúc bấy giờ như Art Nouveau, Art Déco.

Thực tế xây dựng cho thấy trào lưu phong cách Đông Dương do chính người Việt kế thừa cuối cùng đã chia ra thành hai hướng. Một hướng sa đà vào chủ nghĩa hình thức, nhân danh truyền thống, để rơi vào kiểu hoài cổ, phục cổ. 

Hướng còn lại, tích cực và sáng tạo hơn, tìm kiếm một phong cách hiện đại Việt Nam cho nền kiến trúc mới hòa nhập với trào lưu quốc tế hóa ở Việt Nam. Ví dụ tiêu biểu là công trình Thư viện Quốc gia Sài Gòn của KTS Nguyễn Hữu Thiện và Dinh Độc Lập của KTS Ngô Viết Thụ. Đây chính là sự kế thừa đúng theo tinh thần của phong cách kiến trúc Đông Dương trong giai đoạn nền kiến trúc Việt nam đã chuyển sang phong cách kiến trúc mới, mà các nhà nghiên cứu quốc tế gọi chung là “Phong cách hiện đại nhiệt đới Đông Nam Á” những năm 1960 -1970.

BẢO TÀNG PACHA ĐA LAGOS Năm xưa: Bảo tàng Pacha Đa Lagos - Năm 1945 bảo tàng đổi tên thành Gia Định Bảo tàng viện - Năm 1956 bảo tàng có tên mới là Viện bảo tàng Quốc gia Việt Nam Ngày này: Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh ( http://www.baotanglichsutphcm.com.vn/ ) Địa chỉ: Số 2 Nguyễn Bỉnh Khiêm, P. Bến Nghé, Q1, Tp Hồ Chí Minh Bảo tàng được xây theo lối kiến trúc "Đông Dương cách tân" (styleindochinois), do kiến trúc sư người Pháp Delaval thiết kế, và do hãng thầu Etablissements Lamorte Saigon thực hiện trong ba năm: 1926-1927-1928. Khi khởi xây (1926), tòa nhà này dự kiến làm Viện Triển lãm Mễ cốc (Musée du Riz), sau định làm Viện Triển Lãm Kinh tế (Musée économique), nhưng cuối cùng lại quyết định làm Bảo tàng Pacha Đa Lagos

BẢO TÀNG PACHA ĐA LAGOS

Năm xưa: Bảo tàng Pacha Đa Lagos
- Năm 1945 bảo tàng đổi tên thành Gia Định Bảo tàng viện
- Năm 1956 bảo tàng có tên mới là Viện bảo tàng Quốc gia Việt Nam
Ngày này: Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh ( http://www.baotanglichsutphcm.com.vn/ )
Địa chỉ: Số 2 Nguyễn Bỉnh Khiêm, P. Bến Nghé, Q1, Tp Hồ Chí Minh

Bảo tàng được xây theo lối kiến trúc "Đông Dương cách tân" (styleindochinois), do kiến trúc sư người Pháp Delaval thiết kế, và do hãng thầu Etablissements Lamorte Saigon thực hiện trong ba năm: 1926-1927-1928.

Khi khởi xây (1926), tòa nhà này dự kiến làm Viện Triển lãm Mễ cốc (Musée du Riz), sau định làm Viện Triển Lãm Kinh tế (Musée économique), nhưng cuối cùng lại quyết định làm Bảo tàng Pacha Đa Lagos

VIỆN ĐẠI HỌC ĐÔNG DƯƠNG Năm xưa: Viện Đại học Đông Dương Ngày này: Khoa Hóa Học - Trường Đại học khoa học tự nhiên Hà Nội (https://www.chemvnu.edu.vn) Địa chỉ: Số 19 phố Lê Thánh Tông, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội Tác phẩm đầu tiên theo phong cách Kiến trúc Đông Dương được xây dựng ở Hà Nội do kiến trúc sư E.Hébrard thiết kế năm 1924 là Toà nhà chính của khu Đại học Đông Dương đã hình thành trước đó. Toạ lạc tại vị trí án ngữ một đại lộ lớn lúc bấy giờ – Boulevard Carreau (phố Lý Thường Kiệt ngày nay), xế phía trước lại có một vườn hoa nhỏ, công trình đã tạo ra một điểm nhấn đô thị nổi bật. Theo thiết kế ban đầu thì đây là một công trình mang phong cách Tân cổ điển với cấu trúc hình khối kiến trúc đăng đối hoàn toàn, mặt bằng không gian theo kiểu chính thống, nhấn mạnh khối sảnh trung tâm, hai phía là giảng đường lớn và thư viện được bố trí trên hai tầng nhà. Tuy nhiên trong quá trình xây dựng, Hébrard đã thay đổi hầu như hoàn toàn hình thức mặt đứng công trình bằng cách đưa vào khá nhiều thành phần kiến trúc Á Đông. Điểm nhấn cho khối trung tâm là bộ mái ngói nhiều lớp theo hình thức bát giác, giữa các lớp mái là các cửa nhỏ trang trí hoa văn bên cạnh hàng con sơn đỡ mái theo kiểu Trung Hoa cổ. Bộ mái ngói còn được sử dụng như một hình thức kết thúc phương đứng ở hai cánh nhà, ở tiền sảnh phía sau nhà. Các cửa sổ cũng được che bởi các ô văng chéo dán ngói. Hệ thống cửa của công trình cũng được kiến trúc sư – tác giả hết sức lưu tâm. Cửa ra vào chính là một cửa dạng vòm có độ cao tương đương hai tầng nhà được trang trí bằng kính và kim loại theo phong cách Art Nouveau, không chỉ làm đẹp cho công trình khi nhìn từ ngoài vào mà làm tăng tính thẩm mỹ cho khu đại sảnh khi nhìn từ trong ra. Các cửa sổ mở rộng kiểu cuốn vòm ở tầng 1 được nhóm thành hai cửa sổ hình chữ nhật ở tầng 2 cùng các cửa nhỏ trên mái sảnh tạo ra sự biến hoá nhưng vẫn mang tính thống nhất cao. Các họa tiết trang trí Á Đông được sử dụng rộng rãi, mặt tiền tòa nhà được trang trí bởi các hình hoa văn chữ triện, hình bát giác rất phổ biến trong kiến trúc đình chùa Việt cổ, các hình này còn được nhắc lại trên các diềm mái càng làm tôn nổi tính bản địa của công trình. Nhắc tới Đại học Đông Dương thì chúng ta không thể bỏ qua phần nội thất của công trình. Nếu mặt ngoài toà nhà mang dáng vẻ Á Đông thì phần nội thất lại chủ yếu theo tinh thần kinh viện Châu Âu. Chính sảnh được phủ bởi một bộ vòm hai lớp với các hàng cột, các hoạ tiết trang trí kiểu Tân cổ điển. Các không gian lớn và thoáng đãng đặc trưng của các đại học lớn ở Pháp thời bấy giờ. Đặc biệt là trong giảng đường chính có bức tranh tường lớn nhất Việt Nam do hoạ sĩ Victor Tardieu thực hiện, mô tả cuộc sống của người Hà Nội đầu thế kỷ 20 với sự hiện diện của 200 nhân vật đại diện cho xã hội thời bấy giờ. Công trình Đại học Đông Dương có thể được coi là thử nghiệm đầu tiên của E. Hébrard theo phong cách kết hợp nên còn thiếu sự ăn nhập giữa nội – ngoại thất công trình. Tuy nhiên với hình khối được tổ chức chuẩn mực theo tinh thần cổ điển kết hợp với các hình thức trang trí mặt đứng theo tinh thần Á Đông, toà nhà chính Đại học Đông Dương có thể coi là công trình tiên phong của trường phái Kiến trúc Đông Dương, một sự kết hợp thành công bước đầu giữa kiến trúc nói riêng và văn hoá Phương Đông và Phương Tây nói chung ở Hà Nội



VIỆN ĐẠI HỌC ĐÔNG DƯƠNG

Năm xưa: Viện Đại học Đông Dương
Ngày này: Khoa Hóa Học - Trường Đại học khoa học tự nhiên Hà Nội (https://www.chemvnu.edu.vn)
Địa chỉ: Số 19 phố Lê Thánh Tông, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội

Tác phẩm đầu tiên theo phong cách Kiến trúc Đông Dương được xây dựng ở Hà Nội do kiến trúc sư E.Hébrard thiết kế năm 1924 là Toà nhà chính của khu Đại học Đông Dương đã hình thành trước đó. Toạ lạc tại vị trí án ngữ một đại lộ lớn lúc bấy giờ – Boulevard Carreau (phố Lý Thường Kiệt ngày nay), xế phía trước lại có một vườn hoa nhỏ, công trình đã tạo ra một điểm nhấn đô thị nổi bật.

Theo thiết kế ban đầu thì đây là một công trình mang phong cách Tân cổ điển với cấu trúc hình khối kiến trúc đăng đối hoàn toàn, mặt bằng không gian theo kiểu chính thống, nhấn mạnh khối sảnh trung tâm, hai phía là giảng đường lớn và thư viện được bố trí trên hai tầng nhà.

Tuy nhiên trong quá trình xây dựng, Hébrard đã thay đổi hầu như hoàn toàn hình thức mặt đứng công trình bằng cách đưa vào khá nhiều thành phần kiến trúc Á Đông.

Điểm nhấn cho khối trung tâm là bộ mái ngói nhiều lớp theo hình thức bát giác, giữa các lớp mái là các cửa nhỏ trang trí hoa văn bên cạnh hàng con sơn đỡ mái theo kiểu Trung Hoa cổ. Bộ mái ngói còn được sử dụng như một hình thức kết thúc phương đứng ở hai cánh nhà, ở tiền sảnh phía sau nhà. Các cửa sổ cũng được che bởi các ô văng chéo dán ngói.

Hệ thống cửa của công trình cũng được kiến trúc sư – tác giả hết sức lưu tâm. Cửa ra vào chính là một cửa dạng vòm có độ cao tương đương hai tầng nhà được trang trí bằng kính và kim loại theo phong cách Art Nouveau, không chỉ làm đẹp cho công trình khi nhìn từ ngoài vào mà làm tăng tính thẩm mỹ cho khu đại sảnh khi nhìn từ trong ra.

Các cửa sổ mở rộng kiểu cuốn vòm ở tầng 1 được nhóm thành hai cửa sổ hình chữ nhật ở tầng 2 cùng các cửa nhỏ trên mái sảnh tạo ra sự biến hoá nhưng vẫn mang tính thống nhất cao.

Các họa tiết trang trí Á Đông được sử dụng rộng rãi, mặt tiền tòa nhà được trang trí bởi các hình hoa văn chữ triện, hình bát giác rất phổ biến trong kiến trúc đình chùa Việt cổ, các hình này còn được nhắc lại trên các diềm mái càng làm tôn nổi tính bản địa của công trình.

Nhắc tới Đại học Đông Dương thì chúng ta không thể bỏ qua phần nội thất của công trình. Nếu mặt ngoài toà nhà mang dáng vẻ Á Đông thì phần nội thất lại chủ yếu theo tinh thần kinh viện Châu Âu. Chính sảnh được phủ bởi một bộ vòm hai lớp với các hàng cột, các hoạ tiết trang trí kiểu Tân cổ điển.
Các không gian lớn và thoáng đãng đặc trưng của các đại học lớn ở Pháp thời bấy giờ. Đặc biệt là trong giảng đường chính có bức tranh tường lớn nhất Việt Nam do hoạ sĩ Victor Tardieu thực hiện, mô tả cuộc sống của người Hà Nội đầu thế kỷ 20 với sự hiện diện của 200 nhân vật đại diện cho xã hội thời bấy giờ.

Công trình Đại học Đông Dương có thể được coi là thử nghiệm đầu tiên của E. Hébrard theo phong cách kết hợp nên còn thiếu sự ăn nhập giữa nội – ngoại thất công trình.

Tuy nhiên với hình khối được tổ chức chuẩn mực theo tinh thần cổ điển kết hợp với các hình thức trang trí mặt đứng theo tinh thần Á Đông, toà nhà chính Đại học Đông Dương có thể coi là công trình tiên phong của trường phái Kiến trúc Đông Dương, một sự kết hợp thành công bước đầu giữa kiến trúc nói riêng và văn hoá Phương Đông và Phương Tây nói chung ở Hà Nội

Cổng chính của Viện Đại Học Đông Dương


Cổng chính của Viện Đại Học Đông Dương

VIỆN KHOA HỌC ĐÔNG DƯƠNG Năm xưa: Viện Khoa học Đông Dương - Gần đầu cầu Phan Thanh Giản. Trước 1975 là trụ sở Bộ Cải Tiến Nông Thôn. Ngày này: Không có thông tin.


VIỆN KHOA HỌC ĐÔNG DƯƠNG

Năm xưa: Viện Khoa học Đông Dương
- Gần đầu cầu Phan Thanh Giản. Trước 1975 là trụ sở Bộ Cải Tiến Nông Thôn.
Ngày này: Không có thông tin.

Trường Trung học Albert Sarraut
Trường Trung học Albert Sarraut


TRƯỜNG TRUNG HỌC PHÁP - HOA Năm xưa: Trung học Pháp - Hoa - Trước năm 1975 là Bác Ái Học Viện - Sau 1975 là trường CĐ Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh Ngày này: Đại Học Sài Gòn (https://sgu.edu.vn/) Địa chỉ: Số 273 An Dương Vương, Quận 5, Tp. HCM Trường được xây dựng từ năm 1908, gọi là Lycée Franco - Chinois ( Trung học Pháp - Hoa )


TRƯỜNG TRUNG HỌC PHÁP - HOA

Năm xưa: Trung học Pháp - Hoa
- Trước năm 1975 là Bác Ái Học Viện
- Sau 1975 là trường CĐ Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
Ngày này: Đại Học Sài Gòn (https://sgu.edu.vn/)
Địa chỉ: Số 273 An Dương Vương, Quận 5, Tp. HCM

Trường được xây dựng từ năm 1908, gọi là Lycée Franco - Chinois ( Trung học Pháp - Hoa )

NHA TÀI CHÍNH ĐÔNG DƯƠNG - Hà Nội

NHA TÀI CHÍNH ĐÔNG DƯƠNG - Hà Nội

TÒA NHÀ VIỆN PASTEUR HÀ NỘI - 1927 Năm xưa: Viện Pasteur Hà Nội. Ngày này: Trụ sở Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương. Địa chỉ: Số 1 Phố Yec-xanh, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Toà nhà Viện Pasteur Hà Nội do kiến trúc sư Roger Gaston thiết kế năm 1926 và khởi công xây dựng năm 1927. Viện Pasteur là một công trình lớn thời Pháp thuộc, được thiết kế đáp ứng đầy đủ công năng nghiên cứu khoa học hiện đại kiểu phương Tây nhưng được bọc trong lớp vỏ kiến trúc phương Đông, rất phù hợp với khí hậu và cảnh quan đặc trưng địa phương, ngày nay đã trở thành một di sản, một công trình kiến trúc nhiệt đới hoá điển hình ở Hà Nội



TÒA NHÀ VIỆN PASTEUR HÀ NỘI - 1927

Năm xưa: Viện Pasteur Hà Nội.
Ngày này: Trụ sở Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương.
Địa chỉ: Số 1 Phố Yec-xanh, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Toà nhà Viện Pasteur Hà Nội do kiến trúc sư Roger Gaston thiết kế năm 1926 và khởi công xây dựng năm 1927.

Viện Pasteur là một công trình lớn thời Pháp thuộc, được thiết kế đáp ứng đầy đủ công năng nghiên cứu khoa học hiện đại kiểu phương Tây nhưng được bọc trong lớp vỏ kiến trúc phương Đông, rất phù hợp với khí hậu và cảnh quan đặc trưng địa phương, ngày nay đã trở thành một di sản, một công trình kiến trúc nhiệt đới hoá điển hình ở Hà Nội

DINH THƯỢNG THƯ NỘI VỤ Góc Tự Do-Gia Long, ngày nay vẫn còn


DINH THƯỢNG THƯ NỘI VỤ
Góc Tự Do-Gia Long, ngày nay vẫn còn

Trường thực hành nữ sinh y tá


Trường thực hành nữ sinh y tá

Tòa biệt thư ở Hải Phòng


Tòa biệt thư ở Hải Phòng

Chợ Đồng Xuân - Hà Nội


Chợ Đồng Xuân - Hà Nội

Tiệm bán nón ở khu phố cổ Hà Nội



Tiệm bán nón ở khu phố cổ Hà Nội. Nhà sản xuất mũ Hải Chính 74-76 phố Cầu Gỗ, Hà Nội, 12.000 chiếc một năm

Rạp chiếu phim Trung Hoa, sau là Rạp Chuông Vàng cuối phố Hàng Bạc


Rạp chiếu phim Trung Hoa, sau là Rạp Chuông Vàng cuối phố Hàng Bạc

Đầu phố Hàng Gai thập niên 1920



Đầu phố Hàng Gai thập niên 1920

Giống vườn lan Bình Thủy Cần Thơ!?
Vườn lan Bình Thủy Cần Thơ!?


Viện Cơ mật - Huế
Viện Cơ mật - Huế


Việt Nam sống trong thời Pháp thuộc trong gần một thế kỷ, do đó phong cách kiến trúc cổ của chúng ta cũng bị ảnh hưởng ít nhiều về lối thiết kế phương tây này. Tuy nhiên, do chúng ta là đất nước bị đô hộ và là thuộc địa của Pháp nên những công trình kiến trúc Pháp nổi bật đều là các công trình lớn dành cho chính quyền hoặc các vị lãnh đạo cấp cao của chính quyền thực dân.
Cùng với từng giai đoạn phát triển của lịch sử nước Pháp, kiến trúc nước Pháp ở Việt Nam cũng phân theo từng giai đoạn kiến trúc khác nhau:

PHONG CÁCH KIẾN TRÚC TIỀN THỰC DÂN:


Do bị ảnh hưởng của phong cách thiết kế kiến trúc Pháp cổ và để thích ứng với thời tiết nhiệt đới oi bức của Việt Nam. Các công trình kiến trúc phong cách Tiền thực dân thường có mặt bằng hình chữ nhật và có hành lang ở phía mặt tiền được tạo thành hình cong bán cầu và có khóa vòm. Trên tường vẫn được xây theo hình thức trang trí đơn giản với nguyên tắc xây dựng đậm chất Pháp.
Một số công trình tiêu biểu của thời kỳ tiền thực dân như: Bảo tàng Lịch sử Quân sự, Tòa thị chính, một số nhà điều trị trong khuôn viên Quân y viện 108 và bệnh viện Hữu Nghị.

PHONG CÁCH KIẾN TRÚC TÂN CỔ ĐIỂN


Công trình kiến trúc Pháp Tân cổ điển chủ yếu được thiết kế và xây dựng phục vụ nhu cầu của dân dụng với các chi tiết khá tinh xảo. Một số công trình được xây dựng theo kiểu thiết kế được áp đặt nguyên mẫu ở Pháp. 
Chúng ta có thể nhìn thấy một số công trình đặc trưng trong kiến trúc xây dựng Pháp trong thời kỳ này như: Phủ Toàn quyền (1902), Nhà Hát lớn (1901), Tòa án Chính phủ (1906), nhà Khách Chính phủ (1919)… Có thể thấy, từ chi tiết đồ họa đến phong cách xây dựng đều phảng phất nét cổ điển và  bay bổng của Hy Lạp và La mã cổ điển. Bên cạnh đó cũng có sự sáng tạo mang phong cách hiện đại và uy nghiêm.

PHONG CÁCH KIẾN TRÚC ĐỊA PHƯƠNG PHÁP


Từ những năm 1900, người dân Pháp đã bắt đầu chuyển sang Việt nam làm việc và sinh sống. Có lẽ họ muốn gợi nhớ về quê hương của mình nên đã cho xây dựng hàng loạt các biệt thự theo lối xây dựng kiến trúc ở quê nhà. Do đó, chúng ta có thể bắt gặp khá nhiều căn nhà cổ tại Hà Nội được xây dựng theo kiểu kiến trúc Pháp.
Tuy nhiên, để đơn giản hóa cũng như để phù hợp với điều kiện khí hậu của Việt Nam, các kiến trúc địa phương pháp cũng có nhiều sự biết đổi và giản lược phần lớn các chi tiết. Thêm vào đó là bổ sung thêm nhiều tính công năng, thực dụng và dỡ bỏ những hình thức trang trí nguyên gốc.
Một số công trình tiêu biểu cho kiểu kiến trúc địa phương như: Grand Lycée AIber Sarraut (số 1B Hoàng Văn Thụ), Petit Lycée (số 8 Hai Bà Trưng), Trường nữ học Pháp (58 Trần Phú) và một số biệt thự tại khu Ngoại giao đoàn.

PHONG CÁCH KIẾN TRÚC ART DECO 


Tại Hà Nội, Kiến trúc Art Deco bắt đầu thịnh hành từ khoảng năm 1920 – 1930. Nguyên tắc xây dựng kiểu kiến trúc này đi theo mô hình hình khối kinh điển với nhau tạo thành một tổng thể hài hòa với nhau. Đồng thời, các kiến trúc sư cũng bổ sung thêm vào công trình hững hóa tiết trang trí bắt bắt bằng xi măng hoặc thạch cao tạo hình giống kiến trúc Pháp.
Chúng ta có thể cảm nhận lại vẻ đẹp đặc trưng của kiểu kiến trúc Art Deco cổ của Pháp tại Chi nhánh ngân hàng Đông Dương, nhà in IDEO (Tràng Tiền), công ty AVIA (Trần Hưng Đạo), Bưu điện (Đinh Lễ), các tòa nhà số 91 Đinh Tiên Hoàng…. Và những công trình biệt thự cổ được xây dựng từ thời kỳ Pháp thuộc trên quận Ba Đình tới cuối các phố Bà Triệu, Hàng Chuối.

PHONG CÁCH KIẾN TRÚC ĐÔNG DƯƠNG


Đây được xem là lối kiến trúc pháp thịnh hành nhất tại Việt Nam bao gồm các khu vực Hà Nội và Sài Gòn. Kiểu thiết kế này kết hợp giữa kiểu kiến trúc nước Pháp và kiến trúc truyền thống Việt Nam, Khmer với các bộ mái, ô văng che cửa lấy sáng và thông gió tự nhiên.
Chúng ta có thể tham quan, khám phá lối kiến trúc Đông Dương này tại các tòa nhà cổ được xây dựng trong thời kỳ này như: Tòa nhà chính Đại học Đông Dương (Lê Thánh Tông), Sở Tài Chính, Bảo tàng Louis (Phạm Ngũ Lão), viện Pasteur, Câu lạc bộ thủy quân (Trần Phú),…

DINH TOÀN QUYỀN ĐÔNG DƯƠNG Đặt tại Bắc Kỳ Năm xưa: Dinh Toàn quyền Đông Dương, có tên gọi khác là Phủ Toàn quyền Đông Dương Ngày nay: Phủ Chủ Tịch Địa chỉ: Số 2 Phố Hùng Vương, Ba Đình, Hà Nội. Công trình do kiến trúc sư Charles Lichtenfelder thiết kế năm 1900, được xây dựng năm 1902 và hoàn thành năm 1906 trên khu đất rất rộng và nhiều cây xanh trước đó thuộc vườn Bách Thảo, án ngữ tuyến phố La République (phố Hoàng Văn Thụ ngày nay) và nhìn ra quảng trường Puginier (nay là quảng trường Ba Đình) nơi được coi là hạt nhân bố cục trung tâm hành chính của Hà Nội thời gian sau đó. Khuôn viên bên trong được ngăn cách bên ngoài một rào cây xanh và hào nước qua bám sát một lan can trụ thấp, cổng chính được làm bằng thép có phong cách trang trí thời Phục Hưng, các chi tiết được liên kết khá cầu kỳ bằng đinh tán, vọng gác hai bên được xây dựng cũng khá cầu kỳ, các diện tường chạy gờ chỉ ngang bên dưới các Fronton càng làm tăng vẻ tráng lệ mà nghiêm trang của công trình mang tính cường quyền này. Dinh toàn quyền Đông Dương (Gouvernement général d’Indochine) là trụ sở hành chính cấp trung ương được xây dựng dùng làm nơi ở và làm việc của các vị Toàn quyền Đông Dương (người có quyền hành cao nhất trong thể chế chính trị Pháp trên toàn cõi Đông Dương) – lịch sử tòa nhà này được gắn liền với các Toàn quyền người Pháp nối tiếp từ những năm cuối thế kỷ 19 đến năm 1945



DINH TOÀN QUYỀN ĐÔNG DƯƠNG
Đặt tại Bắc Kỳ

Năm xưa: Dinh Toàn quyền Đông Dương, có tên gọi khác là Phủ Toàn quyền Đông Dương

Ngày nay: Phủ Chủ Tịch
Địa chỉ: Số 2 Phố Hùng Vương, Ba Đình, Hà Nội.

Công trình do kiến trúc sư Charles Lichtenfelder thiết kế năm 1900, được xây dựng năm 1902 và hoàn thành năm 1906 trên khu đất rất rộng và nhiều cây xanh trước đó thuộc vườn Bách Thảo, án ngữ tuyến phố La République (phố Hoàng Văn Thụ ngày nay) và nhìn ra quảng trường Puginier (nay là quảng trường Ba Đình) nơi được coi là hạt nhân bố cục trung tâm hành chính của Hà Nội thời gian sau đó.

Khuôn viên bên trong được ngăn cách bên ngoài một rào cây xanh và hào nước qua bám sát một lan can trụ thấp, cổng chính được làm bằng thép có phong cách trang trí thời Phục Hưng, các chi tiết được liên kết khá cầu kỳ bằng đinh tán, vọng gác hai bên được xây dựng cũng khá cầu kỳ, các diện tường chạy gờ chỉ ngang bên dưới các Fronton càng làm tăng vẻ tráng lệ mà nghiêm trang của công trình mang tính cường quyền này.

Dinh toàn quyền Đông Dương (Gouvernement général d’Indochine) là trụ sở hành chính cấp trung ương được xây dựng dùng làm nơi ở và làm việc của các vị Toàn quyền Đông Dương (người có quyền hành cao nhất trong thể chế chính trị Pháp trên toàn cõi Đông Dương) – lịch sử tòa nhà này được gắn liền với các Toàn quyền người Pháp nối tiếp từ những năm cuối thế kỷ 19 đến năm 1945

Mặt chính diện và mặt cạnh bên của Dinh Toàn quyền Đông Dương
Mặt chính diện và mặt cạnh bên của Dinh Toàn quyền Đông Dương


Cổng vào vườn Bách Thảo và Dinh Toàn quyền Đông Dương
Cổng vào vườn Bách Thảo và Dinh Toàn quyền Đông Dương


DINH PHÓ TOÀN QUYỀN ĐÔNG DƯƠNG Đặt tại Nam Kỳ Năm xưa: - Năm 1890 được xây dựng làm Bảo tàng thương mại ở Nam Kỳ - Cũng năm đó khi xây xong lại dùng làm dinh Phó Toàn quyền Đông Dương - Từ năm 1912 đổi thành dinh Phó Thống đốc Nam Kỳ - Năm 1945 người Nhật chiếm làm dinh Khâm sai Nam Kỳ - Ngày 14 - 8 - 1945 dinh có tên mới là dinh Khâm sai Đại thần Nam Bộ - Ngày 25 - 8 - 1945, Việt Minh giành được chính quyền đổi tên thành Lâm ủy Nam Bộ, rồi của Ủy ban Nhân dân Nam Bộ - Năm 1954. dinh được Quốc trưởng Bảo Đại đặt cho tên mới là Dinh Gia Long - Năm 1955, ông Ngô Đình Diệm dùng tòa nhà này làm dinh Quốc khách - Năm 1966 dinh đổi thành trụ sở của Tối cao Pháp viện Việt Nam Cộng hòa - Năm 1978 dinh trở thành Bảo tàng Cách mạng Thành phố Hồ Chí Minh Ngày nay: Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh Địa chỉ: Số 65 Lý Tự Trọng, Q1, Tp Hồ Chí Minh THỜI PHÁP THUỘC: Dinh Phó soái trong những năm đầu thế kỷ 20 (Lưu ý phần hai cột trụ ở cửa chính trước khi xây mái che vào năm 1943, được trang trí bằng hai tượng nữ thần Thương nghiệp và Công nghiệp. Khởi đầu, tòa nhà Bảo tàng được khởi công xây dựng vào năm 1885 và hoàn thành năm 1890 theo thiết kế của kiến trúc sư người Pháp Alfred Foulhoux với mục đích sử dụng làm Bảo tàng Thương mại để trưng bày sản phẩm Nam Kỳ. Tuy nhiên, ngay sau khi xây xong, tòa nhà lại được Phó Toàn quyền Đông Dương Henri Éloi Danel (1850 - 1898) dùng làm tư dinh. Về sau, tòa nhà được sử dụng hẳn làm dinh Phó Toàn quyền Đông Dương hay còn gọi là dinh Phó soái (trước năm 1911). Sau ông Danel, các vị Phó Toàn quyền người Pháp thay nhau tiếp tục làm chủ Dinh. Từ năm 1892 đến năm 1911, đã có thêm tất cả 14 vị Phó Toàn Quyền khác (trong số 14 vị này có một số vị đảm nhiệm chức vụ này 2 hay 3 lần) cư ngụ trong Dinh. THỜI CHIẾN TRANH THẾ GIỚI LẦN THỨ 2: Từ năm 1912, chính phủ Pháp bỏ chức vụ Phó Toàn Quyền Ðông Dương và thay bằng chức vụ Phó Thống Ðốc Nam Kỳ, do đó dinh được đổi tên thành Dinh Phó Thống đốc Nam Kỳ. Từ 1912 cho đến ngày ngày 9 tháng 3 năm 1945 (khi quân Nhật đảo chánh, lật đổ chính quyền Pháp) đã có thêm tất cả 16 vị Thống Ðốc Nam Kỳ sống và làm việc trong Dinh. Năm 1945, dinh Thống đốc nhiều lần đổi chủ. Sau khi quân Nhật tiến hành đảo chính Pháp tại Đông Dương ngày 9 tháng 3, Thống đốc người Pháp Ernest Thimothée Hoeffel bị bắt; Thống đốc người Nhật là Yoshio Minoda sử dụng tòa nhà làm dinh thự. Dinh được đổi tên thành Dinh Khâm sai Nam Kỳ. Ngày 14 tháng 8, người Nhật giao lại dinh thự cho chính quyền Trần Trọng Kim của Đế quốc Việt Nam để làm dinh Khâm sai Đại thần Nam Bộ Nguyễn Văn Sâm. Đến ngày 25 tháng 8, Việt Minh giành được chính quyền, bắt giam Khâm sai Nguyễn Văn Sâm và Đổng lý văn phòng phủ khâm sai Hồ Văn Ngà tại dinh khâm sai. Sau đó, dinh trở thành trụ sở Ủy ban Hành chánh Lâm thời Nam bộ, gọi tắt là Lâm ủy Nam Bộ, rồi của Ủy ban Nhân dân Nam Bộ. Ngày 10 tháng 9, Trung tá B. W Roe (phái bộ quân sự Anh) chiếm dinh làm trụ sở Phái bộ Đồng minh, buộc Ủy ban Nhân dân Nam Bộ phải dời về dinh Đốc lý. Đến ngày 5 tháng 10, dinh được tướng Leclerc dùng làm Phủ Cao ủy Cộng hòa Pháp tạm thời. Sau khi Cao ủy Cộng hòa Pháp tại Đông Dương là Đô đốc Georges Thierry d'Argenlieu chọn dinh Norodom làm Phủ Cao ủy, thì dinh lại trở thành nơi làm việc của tướng Leclerc, nhưng lần này với danh nghĩa chính thức là trụ sở của Ủy viên Cộng hòa Pháp tại Nam Việt Nam. NAM KỲ QUỐC VÀ QUỐC GIA VIỆT NAM Sau khi tái chiếm Đông Dương, ngày 23 tháng 5 năm 1947, chính quyền Pháp đã bàn giao dinh cho Thủ tướng Lê Văn Hoạch để làm trụ sở chính phủ Nam kỳ quốc. Ngày 2 tháng 6 năm 1948, chính phủ lâm thời Quốc gia Việt Nam được thành lập và dinh được sau đó chuyển thành dinh Tổng trấn (sau đổi thành Thủ hiến) Nam phần dưới quyền sử dụng của Thủ hiến Trần Văn Hữu. Tại đây, ngày 9 tháng 1 năm 1950, đã nổ ra một cuộc biểu tình lớn của hơn 6000 học sinh-sinh viên và giáo viên các trường, yêu cầu thả ngay những học sinh, sinh viên bị bắt vô cớ trước đó. Lúc 13 giờ chiều ngày hôm đó, chính quyền của thủ hiến Trần Văn Hữu đã huy động một lực lượng lớn cảnh sát để đàn áp, bắt giữ 150 người, đánh 30 người trọng thương tại chỗ, học sinh trường Petrus Ký là Trần Văn Ơn đã bị trúng đạn tử thương. Sự kiện này đã dẫn đến đám tang Trần Văn Ơn ngày 12 tháng 1 năm 1950, có đến 25.000 tham gia. DINH GIA LONG THỜI VIỆT NAM CỘNG HÒA Sau Hiệp định Genève, tổng thống Ngô Đình Diệm về Sài Gòn nhận chức thủ tướng. Vì dinh Norodom còn do Cao ủy Pháp là tướng Paul Ely đang sử dụng, nên dinh trở thành dinh Thủ tướng tạm thời từ ngày 26 tháng 6 đến ngày 7 tháng 9 năm 1954. Dinh được Quốc trưởng Bảo Đại đặt cho tên mới là Dinh Gia Long. Con đường La Grandìere trước mặt cũng được đổi tên thành đường Gia Long. Sau cuộc trưng cầu dân ý phế truất Bảo Đại năm 1955, tổng thống Ngô Đình Diệm dùng tòa nhà này làm dinh Quốc khách. Ngày 27 tháng 2 năm 1962, dinh Độc Lập bị ném bom, gia đình tổng thống Ngô Đình Diệm dời phủ tổng thống sang đây và ở đây cho đến ngày bị đảo chính lật đổ vào tháng 11 năm 1963. Trong thời gian 1964–1965, dinh được dùng làm dinh Quốc phó. Ngày 31 tháng 10 năm 1966, khi dinh Độc Lập mới được xây lại xong, tòa nhà này được dùng làm trụ sở của Tối cao Pháp viện Việt Nam Cộng hòa cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975. SAU NĂM 1975 Sau 1975, tòa nhà tạm thời không dùng cho mục đích cụ thể nào. Ngày 12 tháng 8 năm 1978, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định sử dụng tòa nhà này làm Bảo tàng Cách mạng Thành phố Hồ Chí Minh, đến ngày 13 tháng 12 năm 1999 thì đổi tên thành Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh như hiện nay


DINH PHÓ TOÀN QUYỀN ĐÔNG DƯƠNG
Đặt tại Nam Kỳ

Năm xưa:
- Năm 1890 được xây dựng làm Bảo tàng thương mại ở Nam Kỳ

- Cũng năm đó khi xây xong lại dùng làm dinh Phó Toàn quyền Đông Dương

- Từ năm 1912 đổi thành dinh Phó Thống đốc Nam Kỳ

- Năm 1945 người Nhật chiếm làm dinh Khâm sai Nam Kỳ

- Ngày 14 - 8 - 1945 dinh có tên mới là dinh Khâm sai Đại thần Nam Bộ

- Ngày 25 - 8 - 1945, Việt Minh giành được chính quyền đổi tên thành Lâm ủy Nam Bộ, rồi của Ủy ban Nhân dân Nam Bộ

- Năm 1954. dinh được Quốc trưởng Bảo Đại đặt cho tên mới là Dinh Gia Long

- Năm 1955, ông Ngô Đình Diệm dùng tòa nhà này làm dinh Quốc khách

- Năm 1966 dinh đổi thành trụ sở của Tối cao Pháp viện Việt Nam Cộng hòa

- Năm 1978 dinh trở thành Bảo tàng Cách mạng Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày nay: Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Số 65 Lý Tự Trọng, Q1, Tp Hồ Chí Minh

THỜI PHÁP THUỘC:

Dinh Phó soái trong những năm đầu thế kỷ 20 (Lưu ý phần hai cột trụ ở cửa chính trước khi xây mái che vào năm 1943, được trang trí bằng hai tượng nữ thần Thương nghiệp và Công nghiệp.

Khởi đầu, tòa nhà Bảo tàng được khởi công xây dựng vào năm 1885 và hoàn thành năm 1890 theo thiết kế của kiến trúc sư người Pháp Alfred Foulhoux với mục đích sử dụng làm Bảo tàng Thương mại để trưng bày sản phẩm Nam Kỳ. Tuy nhiên, ngay sau khi xây xong, tòa nhà lại được Phó Toàn quyền Đông Dương Henri Éloi Danel (1850 - 1898) dùng làm tư dinh. Về sau, tòa nhà được sử dụng hẳn làm dinh Phó Toàn quyền Đông Dương hay còn gọi là dinh Phó soái (trước năm 1911). Sau ông Danel, các vị Phó Toàn quyền người Pháp thay nhau tiếp tục làm chủ Dinh. Từ năm 1892 đến năm 1911, đã có thêm tất cả 14 vị Phó Toàn Quyền khác (trong số 14 vị này có một số vị đảm nhiệm chức vụ này 2 hay 3 lần) cư ngụ trong Dinh.

THỜI CHIẾN TRANH THẾ GIỚI LẦN THỨ 2:

Từ năm 1912, chính phủ Pháp bỏ chức vụ Phó Toàn Quyền Ðông Dương và thay bằng chức vụ Phó Thống Ðốc Nam Kỳ, do đó dinh được đổi tên thành Dinh Phó Thống đốc Nam Kỳ. Từ 1912 cho đến ngày ngày 9 tháng 3 năm 1945 (khi quân Nhật đảo chánh, lật đổ chính quyền Pháp) đã có thêm tất cả 16 vị Thống Ðốc Nam Kỳ sống và làm việc trong Dinh. Năm 1945, dinh Thống đốc nhiều lần đổi chủ. Sau khi quân Nhật tiến hành đảo chính Pháp tại Đông Dương ngày 9 tháng 3, Thống đốc người Pháp Ernest Thimothée Hoeffel bị bắt; Thống đốc người Nhật là Yoshio Minoda sử dụng tòa nhà làm dinh thự. Dinh được đổi tên thành Dinh Khâm sai Nam Kỳ.

Ngày 14 tháng 8, người Nhật giao lại dinh thự cho chính quyền Trần Trọng Kim của Đế quốc Việt Nam để làm dinh Khâm sai Đại thần Nam Bộ Nguyễn Văn Sâm.

Đến ngày 25 tháng 8, Việt Minh giành được chính quyền, bắt giam Khâm sai Nguyễn Văn Sâm và Đổng lý văn phòng phủ khâm sai Hồ Văn Ngà tại dinh khâm sai. Sau đó, dinh trở thành trụ sở Ủy ban Hành chánh Lâm thời Nam bộ, gọi tắt là Lâm ủy Nam Bộ, rồi của Ủy ban Nhân dân Nam Bộ.

Ngày 10 tháng 9, Trung tá B. W Roe (phái bộ quân sự Anh) chiếm dinh làm trụ sở Phái bộ Đồng minh, buộc Ủy ban Nhân dân Nam Bộ phải dời về dinh Đốc lý.

Đến ngày 5 tháng 10, dinh được tướng Leclerc dùng làm Phủ Cao ủy Cộng hòa Pháp tạm thời. Sau khi Cao ủy Cộng hòa Pháp tại Đông Dương là Đô đốc Georges Thierry d'Argenlieu chọn dinh Norodom làm Phủ Cao ủy, thì dinh lại trở thành nơi làm việc của tướng Leclerc, nhưng lần này với danh nghĩa chính thức là trụ sở của Ủy viên Cộng hòa Pháp tại Nam Việt Nam.

NAM KỲ QUỐC VÀ QUỐC GIA VIỆT NAM

Sau khi tái chiếm Đông Dương, ngày 23 tháng 5 năm 1947, chính quyền Pháp đã bàn giao dinh cho Thủ tướng Lê Văn Hoạch để làm trụ sở chính phủ Nam kỳ quốc. Ngày 2 tháng 6 năm 1948, chính phủ lâm thời Quốc gia Việt Nam được thành lập và dinh được sau đó chuyển thành dinh Tổng trấn (sau đổi thành Thủ hiến) Nam phần dưới quyền sử dụng của Thủ hiến Trần Văn Hữu.

Tại đây, ngày 9 tháng 1 năm 1950, đã nổ ra một cuộc biểu tình lớn của hơn 6000 học sinh-sinh viên và giáo viên các trường, yêu cầu thả ngay những học sinh, sinh viên bị bắt vô cớ trước đó. Lúc 13 giờ chiều ngày hôm đó, chính quyền của thủ hiến Trần Văn Hữu đã huy động một lực lượng lớn cảnh sát để đàn áp, bắt giữ 150 người, đánh 30 người trọng thương tại chỗ, học sinh trường Petrus Ký là Trần Văn Ơn đã bị trúng đạn tử thương. Sự kiện này đã dẫn đến đám tang Trần Văn Ơn ngày 12 tháng 1 năm 1950, có đến 25.000 tham gia.

DINH GIA LONG THỜI VIỆT NAM CỘNG HÒA

Sau Hiệp định Genève, tổng thống Ngô Đình Diệm về Sài Gòn nhận chức thủ tướng. Vì dinh Norodom còn do Cao ủy Pháp là tướng Paul Ely đang sử dụng, nên dinh trở thành dinh Thủ tướng tạm thời từ ngày 26 tháng 6 đến ngày 7 tháng 9 năm 1954. Dinh được Quốc trưởng Bảo Đại đặt cho tên mới là Dinh Gia Long. Con đường La Grandìere trước mặt cũng được đổi tên thành đường Gia Long.

Sau cuộc trưng cầu dân ý phế truất Bảo Đại năm 1955, tổng thống Ngô Đình Diệm dùng tòa nhà này làm dinh Quốc khách. Ngày 27 tháng 2 năm 1962, dinh Độc Lập bị ném bom, gia đình tổng thống Ngô Đình Diệm dời phủ tổng thống sang đây và ở đây cho đến ngày bị đảo chính lật đổ vào tháng 11 năm 1963.

Trong thời gian 1964–1965, dinh được dùng làm dinh Quốc phó. Ngày 31 tháng 10 năm 1966, khi dinh Độc Lập mới được xây lại xong, tòa nhà này được dùng làm trụ sở của Tối cao Pháp viện Việt Nam Cộng hòa cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975.

SAU NĂM 1975

Sau 1975, tòa nhà tạm thời không dùng cho mục đích cụ thể nào. Ngày 12 tháng 8 năm 1978, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định sử dụng tòa nhà này làm Bảo tàng Cách mạng Thành phố Hồ Chí Minh, đến ngày 13 tháng 12 năm 1999 thì đổi tên thành Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh như hiện nay

DINH THỐNG SỨ BẮC KỲ Năm xưa: - Thời thuộc Pháp, tòa nhà này là Dinh Thống sứ Bắc Kỳ - Sau khi Nhật đảo chính Pháp (9 tháng 3 năm 1945), tòa nhà được đổi thành Phủ Khâm sai Bắc Kỳ - Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, tòa nhà được đổi tên thành Bắc Bộ Phủ - Kết thúc Chiến tranh Đông Dương (1954), Bắc Bộ phủ được tu sửa lại và trở thành Nhà khách Chính phủ Ngày nay: Nhà Khách Chính Phủ Địa chỉ: Số 12 Phố Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội Phủ Thống sứ Bắc kỳ được kiến trúc sư A. Bussy thiết kế lần đầu năm 1909 theo tinh thần cổ điển Pháp thời Napoléon III nên có phần nặng nề. Tuy nhiên, khi thiết kế lại năm 1917, ông đã sửa bớt đi những chi tiết quá rườm rà và thêm vào đó một số yếu tố kiến trúc hiện đại thời bấy giờ nên công trình đã bớt phần thô nặng nhưng vẫ mang tính bề thế và hoành tráng, thể hiện quyền năng của cơ quan hành chính cao cấp nhất xứ Bắc Kỳ


DINH THỐNG SỨ BẮC KỲ

Năm xưa:
- Thời thuộc Pháp, tòa nhà này là Dinh Thống sứ Bắc Kỳ

- Sau khi Nhật đảo chính Pháp (9 tháng 3 năm 1945), tòa nhà được đổi thành Phủ Khâm sai Bắc Kỳ

- Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, tòa nhà được đổi tên thành Bắc Bộ Phủ

- Kết thúc Chiến tranh Đông Dương (1954), Bắc Bộ phủ được tu sửa lại và trở thành Nhà khách Chính phủ

Ngày nay: Nhà Khách Chính Phủ
Địa chỉ: Số 12 Phố Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Phủ Thống sứ Bắc kỳ được kiến trúc sư A. Bussy thiết kế lần đầu năm 1909 theo tinh thần cổ điển Pháp thời Napoléon III nên có phần nặng nề. Tuy nhiên, khi thiết kế lại năm 1917, ông đã sửa bớt đi những chi tiết quá rườm rà và thêm vào đó một số yếu tố kiến trúc hiện đại thời bấy giờ nên công trình đã bớt phần thô nặng nhưng vẫ mang tính bề thế và hoành tráng, thể hiện quyền năng của cơ quan hành chính cao cấp nhất xứ Bắc Kỳ

Dinh Thống Sứ Bắc Kỳ chụp năm 1929
Dinh Thống Sứ Bắc Kỳ chụp năm 1929


PHỦ THỐNG SỨ BẮC KỲ Năm xưa: Phủ Thống sứ Bắc Kỳ ( nằm ngay cạnh Dinh Thống sứ ) Ngày nay: Trụ sở Bộ Lao Đông - Thương Binh và Xã Hội Địa chỉ: Số12 Phố Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội


PHỦ THỐNG SỨ BẮC KỲ

Năm xưa: Phủ Thống sứ Bắc Kỳ ( nằm ngay cạnh Dinh Thống sứ )

Ngày nay: Trụ sở Bộ Lao Đông - Thương Binh và Xã Hội
Địa chỉ: Số12 Phố Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội

DINH NORODOM Đặt tại Nam Kỳ Năm xưa: - Năm 1871 dinh được đặt tên là dinh Norodom - Năm 1873 - 1887 có tên gọi mới là dinh Thống đốc Nam kỳ - Từ năm 1887 - 1945 gọi là dinh Toàn quyền - Sau năm 1954 dưới thời Việt Nam Cộng hòa là dinh Độc lập - Năm 1962 dinh bị ném bom và hư hỏng nặng do phe đảo chính Diệm thực hiện - Cũng vào năm 1962, ông Ngô Đình Diệm cho xây mới dinh Độc lập trên nên của dinh cũ Norodom Ngày nay: với tên gọi mới là Hội trường Thống Nhất - thuộc Cục Hành chính Quản trị II - Văn phòng Chính phủ. Địa chỉ: Số 135 Nam Kỳ khởi nghĩa, Bến Nghé, Q 1, Tp Hồ Chí Minh Năm 1858, Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng mở đầu cuộc chiến tranh xâm chiếm Việt Nam. Năm 1867, Pháp chiếm xong Lục tỉnh Nam Kỳ (Biên Hoà, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên). Ngày 23 tháng 2 năm 1868, ông Thống đốc Nam Kỳ Lagrandière đã làm lễ đặt viên đá đầu tiên khởi công xây dựng Dinh Thống đốc Nam Kỳ mới tại Sài Gòn thay cho dinh cũ được dựng bằng gỗ vào năm 1863. Dinh mới được xây dựng theo đồ án do kiến trúc sư Hermite phác thảo (người phác thảo đồ án Tòa thị sảnh Hongkong). Viên đá lịch sử này là khối đá lấy ở Biên Hòa, hình vuông rộng mỗi cạnh 50 cm, có lỗ bên trong chứa những đồng tiền hiện hành thuở ấy bằng vàng, bạc, đồng có chạm hình Napoleon III. Công trình này được xây cất trên một diện tích rộng 12 ha, bao gồm một dinh thự lớn với mặt tiền rộng 80 m, bên trong có phòng khách chứa 800 người, và một khuôn viên rộng với nhiều cây xanh và thảm cỏ. Phấn lớn vật tư xây dựng dinh được chở từ Pháp sang. Do chiến tranh Pháp-Phổ 1870 nên công trình này kéo dài đến 1871 mới xong. Sau khi xây dựng xong, dinh được đặt tên là dinh Norodom và đại lộ trước dinh cũng được gọi là đại lộ Norodom, lấy theo tên của Quốc vương Campuchia lúc bấy giờ là Norodom (1834-1904). Từ 1871 đến 1887, dinh được dành cho Thống đốc Nam kỳ (Gouverneur de la Cochinchine) nên gọi là dinh Thống đốc Nam kỳ. Từ 1887 đến 1945, các Toàn quyền Đông Dương (Gouverneur-général de l'Indochine Française) đã sử dụng dinh thự này làm nơi ở và làm việc nên dinh gọi là dinh Toàn quyền. Nơi ở và làm việc của các Thống đốc chuyển sang dinh Gia Long gần đó. Tuy nhiên, dinh chỉ được sử dụng làm nơi làm việc cho Toàn quyền Đông Dương cho đến năm 1906. Khi Phủ Toàn quyền ở Hà Nội được xây dựng xong thì các Toàn quyền và hầu hết bộ máy giúp việc dời ra Hà Nội. Nơi đây chỉ còn lại các cơ quan thuộc Phủ Toàn quyền (cơ quan liên bang) đặc trách ở Nam Kỳ. Mặc dù vậy dân gian vẫn quen gọi đây là dinh Toàn quyền


DINH NORODOM
Đặt tại Nam Kỳ

Năm xưa:
- Năm 1871 dinh được đặt tên là dinh Norodom

- Năm 1873 - 1887 có tên gọi mới là dinh Thống đốc Nam kỳ
- Từ năm 1887 - 1945 gọi là dinh Toàn quyền

- Sau năm 1954 dưới thời Việt Nam Cộng hòa là dinh Độc lập

- Năm 1962 dinh bị ném bom và hư hỏng nặng do phe đảo chính Diệm thực hiện

- Cũng vào năm 1962, ông Ngô Đình Diệm cho xây mới dinh Độc lập trên nên của dinh cũ Norodom

Ngày nay: với tên gọi mới là Hội trường Thống Nhất - thuộc Cục Hành chính Quản trị II - Văn phòng Chính phủ.
Địa chỉ: Số 135 Nam Kỳ khởi nghĩa, Bến Nghé, Q 1, Tp Hồ Chí Minh

Năm 1858, Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng mở đầu cuộc chiến tranh xâm chiếm Việt Nam. Năm 1867, Pháp chiếm xong Lục tỉnh Nam Kỳ (Biên Hoà, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên). Ngày 23 tháng 2 năm 1868, ông Thống đốc Nam Kỳ Lagrandière đã làm lễ đặt viên đá đầu tiên khởi công xây dựng Dinh Thống đốc Nam Kỳ mới tại Sài Gòn thay cho dinh cũ được dựng bằng gỗ vào năm 1863.

Dinh mới được xây dựng theo đồ án do kiến trúc sư Hermite phác thảo (người phác thảo đồ án Tòa thị sảnh Hongkong). Viên đá lịch sử này là khối đá lấy ở Biên Hòa, hình vuông rộng mỗi cạnh 50 cm, có lỗ bên trong chứa những đồng tiền hiện hành thuở ấy bằng vàng, bạc, đồng có chạm hình Napoleon III.

Công trình này được xây cất trên một diện tích rộng 12 ha, bao gồm một dinh thự lớn với mặt tiền rộng 80 m, bên trong có phòng khách chứa 800 người, và một khuôn viên rộng với nhiều cây xanh và thảm cỏ. Phấn lớn vật tư xây dựng dinh được chở từ Pháp sang. Do chiến tranh Pháp-Phổ 1870 nên công trình này kéo dài đến 1871 mới xong.

Sau khi xây dựng xong, dinh được đặt tên là dinh Norodom và đại lộ trước dinh cũng được gọi là đại lộ Norodom, lấy theo tên của Quốc vương Campuchia lúc bấy giờ là Norodom (1834-1904). Từ 1871 đến 1887, dinh được dành cho Thống đốc Nam kỳ (Gouverneur de la Cochinchine) nên gọi là dinh Thống đốc Nam kỳ. Từ 1887 đến 1945, các Toàn quyền Đông Dương (Gouverneur-général de l'Indochine Française) đã sử dụng dinh thự này làm nơi ở và làm việc nên dinh gọi là dinh Toàn quyền. Nơi ở và làm việc của các Thống đốc chuyển sang dinh Gia Long gần đó.

Tuy nhiên, dinh chỉ được sử dụng làm nơi làm việc cho Toàn quyền Đông Dương cho đến năm 1906. Khi Phủ Toàn quyền ở Hà Nội được xây dựng xong thì các Toàn quyền và hầu hết bộ máy giúp việc dời ra Hà Nội. Nơi đây chỉ còn lại các cơ quan thuộc Phủ Toàn quyền (cơ quan liên bang) đặc trách ở Nam Kỳ. Mặc dù vậy dân gian vẫn quen gọi đây là dinh Toàn quyền

❋ DINH XÃ TÂY Năm xưa: Dinh Xã Tây, dinh Ðốc Lý, tòa Ðô Chính Ngày nay: Trụ sở Ủy ban nhân dân TP.HCM Địa chỉ: Số 86 Lê Thánh Tôn, Bến Nghé, Q 1, Tp Hồ Chí Minh Sau khi chiếm được một số tỉnh của Nam Kỳ, người Pháp tổ chức một hội đồng thị xã để cai trị nhưng chưa có trụ sở chính thức, phải đi thuê. Đến năm 1871, chính quyến Pháp mới bắt đầu nghĩ đến việc xây dựng một nhà làm việc chính thức cho Hội đồng thị xã. Khu kinh lấp (tức đường Nguyễn Huệ hiện nay) đã được lưu ý đầu tiên, nhưng vẫn còn e ngại về vấn đề đổ móng xây nền vì nơi đây là vùng đất bùn. Nhiều phương án được đưa ra nhưng vẫn không đạt được sự thống nhất, khiến dự án kéo dài trong nhiều năm. Tuy nhiên, trong thời gian từ 1898 đến 1899, tòa thị sảnh được khởi công xây cất ngay trên vùng đất đã chọn trước đó. Kiến trúc sư Gardès chịu trách nhiệm xây dựng đồ án và họa sĩ Ruffier chịu trách nhiệm trang trí. Nhưng do nhiều lý do không thuận lợi, do sự bất đồng ý kiến giữa họa sĩ Ruffier và các nghị viện Việt Nam trong hội đồng thị xã. Trước sự bất đồng giữa các nghị viện và họa sĩ Ruffier, thị trưởng Cuniac có ý hòa giải bằng cách gửi một tấm ảnh về cái trung đoạn kỳ dị của tòa nhà về Pháp cho Ruffier và đề nghị nếu có thể tìm đề tài khác thay thế. Nhưng vì thay đổi quá tốn kém, nên viên Thống đốc Rodier từ chối những chi phí mới. Sự bàn cãi giằng co kéo dài mãi đến năm 1907, sau đó hợp đồng của Fuffier bị bãi bỏ và một họa sĩ khác là Bonnet nhận lãnh hoàn toàn mọi công việc trang trí. Ðến năm 1908 tòa Ðô sảnh được hoàn thành và vụ Ruffier được đưa ra trước Tham chính viện vì Ruffier đã nhận trước một khoản kinh phí là 2/3 trong tổng số kinh phí để thực hiện công việc. Mãi đến năm 1914 vụ kiện này mới được giải quyết, Ruffier buộc phải hoàn lại toàn bộ số tiền đã lĩnh. Tòa nhà được khánh thành vào năm 1909 với sự tham dự của viên toàn quyền Ðông Dương nhân kỷ niệm 50 năm duy trì chánh quyền thực dân Pháp tại Sài Gòn (1859-1909)

❋ DINH XÃ TÂY

Năm xưa: Dinh Xã Tây, dinh Ðốc Lý, tòa Ðô Chính

Ngày nay: Trụ sở Ủy ban nhân dân TP.HCM
Địa chỉ: Số 86 Lê Thánh Tôn, Bến Nghé, Q 1, Tp Hồ Chí Minh

Sau khi chiếm được một số tỉnh của Nam Kỳ, người Pháp tổ chức một hội đồng thị xã để cai trị nhưng chưa có trụ sở chính thức, phải đi thuê. Đến năm 1871, chính quyến Pháp mới bắt đầu nghĩ đến việc xây dựng một nhà làm việc chính thức cho Hội đồng thị xã. Khu kinh lấp (tức đường Nguyễn Huệ hiện nay) đã được lưu ý đầu tiên, nhưng vẫn còn e ngại về vấn đề đổ móng xây nền vì nơi đây là vùng đất bùn. Nhiều phương án được đưa ra nhưng vẫn không đạt được sự thống nhất, khiến dự án kéo dài trong nhiều năm.

Tuy nhiên, trong thời gian từ 1898 đến 1899, tòa thị sảnh được khởi công xây cất ngay trên vùng đất đã chọn trước đó. Kiến trúc sư Gardès chịu trách nhiệm xây dựng đồ án và họa sĩ Ruffier chịu trách nhiệm trang trí. Nhưng do nhiều lý do không thuận lợi, do sự bất đồng ý kiến giữa họa sĩ Ruffier và các nghị viện Việt Nam trong hội đồng thị xã.

Trước sự bất đồng giữa các nghị viện và họa sĩ Ruffier, thị trưởng Cuniac có ý hòa giải bằng cách gửi một tấm ảnh về cái trung đoạn kỳ dị của tòa nhà về Pháp cho Ruffier và đề nghị nếu có thể tìm đề tài khác thay thế. Nhưng vì thay đổi quá tốn kém, nên viên Thống đốc Rodier từ chối những chi phí mới.

Sự bàn cãi giằng co kéo dài mãi đến năm 1907, sau đó hợp đồng của Fuffier bị bãi bỏ và một họa sĩ khác là Bonnet nhận lãnh hoàn toàn mọi công việc trang trí. Ðến năm 1908 tòa Ðô sảnh được hoàn thành và vụ Ruffier được đưa ra trước Tham chính viện vì Ruffier đã nhận trước một khoản kinh phí là 2/3 trong tổng số kinh phí để thực hiện công việc. Mãi đến năm 1914 vụ kiện này mới được giải quyết, Ruffier buộc phải hoàn lại toàn bộ số tiền đã lĩnh.

Tòa nhà được khánh thành vào năm 1909 với sự tham dự của viên toàn quyền Ðông Dương nhân kỷ niệm 50 năm duy trì chánh quyền thực dân Pháp tại Sài Gòn (1859-1909)

❋ TÒA KHÂM SỨ TRUNG KỲ (ANNAM) Đặt tại Huế Năm xưa: Tòa Khâm sứ Trung Kỳ Ngày nay: Trường Đại học Sư phạm Huế Địa chỉ: Số 32 Đường Lê Lợi, Tp Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế Toà Khâm sứ Trung kỳ được khởi công xây dựng vào mùa hạ, tháng 4 năm 1876 (Tự Đức 28), và hoàn thành vào tháng 7 năm 1878. Sau khi xây dựng và đặt xong bộ máy cai trị, Toà Khâm sứ Trung kỳ trở thành thủ phủ của chế độ thực dân ở Trung kỳ, chi phối toàn bộ hoạt động của nhà nước phong kiến triều Nguyễn


❋ TÒA KHÂM SỨ TRUNG KỲ (ANNAM)
Đặt tại Huế

Năm xưa: Tòa Khâm sứ Trung Kỳ

Ngày nay: Trường Đại học Sư phạm Huế
Địa chỉ: Số 32 Đường Lê Lợi, Tp Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế

Toà Khâm sứ Trung kỳ được khởi công xây dựng vào mùa hạ, tháng 4 năm 1876 (Tự Đức 28), và hoàn thành vào tháng 7 năm 1878. Sau khi xây dựng và đặt xong bộ máy cai trị, Toà Khâm sứ Trung kỳ trở thành thủ phủ của chế độ thực dân ở Trung kỳ, chi phối toàn bộ hoạt động của nhà nước phong kiến triều Nguyễn

DINH TOÀN QUYỀN Ở TAM ĐẢO - VĨNH YÊN Năm xưa: Dinh Toàn quyền Ngày nay: Không còn cấu trúc cũ mà nền cũ của dinh giờ là khách sạn Château De Tamdao Địa chỉ: TT. Tam Đảo, Tam Đảo, Vĩnh Phúc


DINH TOÀN QUYỀN Ở TAM ĐẢO - VĨNH YÊN

Năm xưa: Dinh Toàn quyền

Ngày nay: Không còn cấu trúc cũ mà nền cũ của dinh giờ là khách sạn Château De Tamdao
Địa chỉ: TT. Tam Đảo, Tam Đảo, Vĩnh Phúc

ÒA NHÀ TRỤ SỞ TÒA ÁN ĐÔNG DƯƠNG Năm xưa: Tòa án Đông Dương Ngày này: Tòa án nhân dân TP. HCM Địa chỉ: Số 131 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Bến Thành, Q.1, Tp Hồ Chí Minh Công trình kiến trúc này được đánh giá là độc đáo, do kiến trúc sư Bourard (người Pháp) thiết kế và kiến trúc sư Foulhoux trông coi xây dựng, năm 1881.


ÒA NHÀ TRỤ SỞ TÒA ÁN ĐÔNG DƯƠNG

Năm xưa: Tòa án Đông Dương
Ngày này: Tòa án nhân dân TP. HCM
Địa chỉ: Số 131 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Bến Thành, Q.1, Tp Hồ Chí Minh

Công trình kiến trúc này được đánh giá là độc đáo, do kiến trúc sư Bourard (người Pháp) thiết kế và kiến trúc sư Foulhoux trông coi xây dựng, năm 1881.

TÒA NHÀ VIỆN PASTEUR HÀ NỘI - 1927 Năm xưa: Viện Pasteur Hà Nội. Ngày này: Trụ sở Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương. Địa chỉ: Số 1 Phố Yec-xanh, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Toà nhà Viện Pasteur Hà Nội do kiến trúc sư Roger Gaston thiết kế năm 1926 và khởi công xây dựng năm 1927. Viện Pasteur là một công trình lớn thời Pháp thuộc, được thiết kế đáp ứng đầy đủ công năng nghiên cứu khoa học hiện đại kiểu phương Tây nhưng được bọc trong lớp vỏ kiến trúc phương Đông, rất phù hợp với khí hậu và cảnh quan đặc trưng địa phương, ngày nay đã trở thành một di sản, một công trình kiến trúc nhiệt đới hoá điển hình ở Hà Nội


TÒA NHÀ VIỆN PASTEUR HÀ NỘI - 1927

 Năm xưa: Viện Pasteur Hà Nội.
 Ngày này: Trụ sở Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương.
 Địa chỉ: Số 1 Phố Yec-xanh, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Toà nhà Viện Pasteur Hà Nội do kiến trúc sư Roger Gaston thiết kế năm 1926 và khởi công xây dựng năm 1927.

Viện Pasteur là một công trình lớn thời Pháp thuộc, được thiết kế đáp ứng đầy đủ công năng nghiên cứu khoa học hiện đại kiểu phương Tây nhưng được bọc trong lớp vỏ kiến trúc phương Đông, rất phù hợp với khí hậu và cảnh quan đặc trưng địa phương, ngày nay đã trở thành một di sản, một công trình kiến trúc nhiệt đới hoá điển hình ở Hà Nội

Nguồn: FranceIndochine

BOIS INDOCHINE: TƯ VẤN THIẾT KẾ KIẾN TRÚC VÀ NỘI THẤT PHONG CÁCH INDOCHINE ĐÔNG DƯƠNG

TÌM KIẾM