LỊCH SỬ HÌNH THÀNH PHONG CÁCH KIẾN TRÚC ĐÔNG DƯƠNG INDOCHINE Chuyển đến nội dung chính

Tìm kiếm

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH PHONG CÁCH KIẾN TRÚC ĐÔNG DƯƠNG INDOCHINE

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH PHONG CÁCH KIẾN TRÚC ĐÔNG DƯƠNG INDOCHINE. -SỰ RA ĐỜI PHONG CÁCH KIẾN TRÚC ĐÔNG DƯƠNG INDOCHINE


"Phong cách kiến trúc Đông Dương Indochine” là tên gọi những sáng tạo của các kiến trúc sư Pháp. Kiến trúc này đã góp phần tôn vinh nghệ thuật kiến trúc dân tộc, mặc dù nó còn nhiều điểm chiết trung, pha trộn (vì người Pháp không sành kiến trúc cổ điển Việt Nam), nhưng nó đã khích lệ các kiến trúc sư Việt Nam, sinh viên của trường Mỹ thuật Đông Dương Indochine tiếp tục đi theo con đường nghệ thuật dân tộc.
Riêng về kiến trúc Pháp ở Hà Nội, các phong cách khác nhau được hình thành theo thời gian còn đến hôm nay như một bộ sưu tập trọn vẹn.
Từ Kiến trúc thực dân đơn sơ thời kỳ đầu xâm chiếm đến Kiến trúc cổ điển, Kiến trúc địa phương Pháp thể hiện nỗi nhớ quê hương của người Pháp xa nhà, rồi Kiến trúc Đông Dương Indochine một thời rực rỡ đến Kiến trúc Art Deco, Kiến trúc tiền hiện đại những năm cuối thời kỳ thực dân, giữa thế kỷ trước.

[caption id="attachment_4287" align="aligncenter" width="620"]❋ BẢO TÀNG PACHA ĐA LAGOS ♦︎ Năm xưa: Bảo tàng Pacha Đa Lagos - Năm 1945 bảo tàng đổi tên thành Gia Định Bảo tàng viện - Năm 1956 bảo tàng có tên mới là Viện bảo tàng Quốc gia Việt Nam ♦︎ Ngày này: Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh ( http://www.baotanglichsutphcm.com.vn/ ) ♦︎ Địa chỉ: Số 2 Nguyễn Bỉnh Khiêm, P. Bến Nghé, Q1, Tp Hồ Chí Minh Bảo tàng được xây theo lối kiến trúc "Đông Dương cách tân" (styleindochinois), do kiến trúc sư người Pháp Delaval thiết kế, và do hãng thầu Etablissements Lamorte Saigon thực hiện trong ba năm: 1926-1927-1928. Khi khởi xây (1926), tòa nhà này dự kiến làm Viện Triển lãm Mễ cốc (Musée du Riz), sau định làm Viện Triển Lãm Kinh tế (Musée économique), nhưng cuối cùng lại quyết định làm Bảo tàng Pacha Đa Lagos ❋ BẢO TÀNG PACHA ĐA LAGOS
♦︎ Năm xưa: Bảo tàng Pacha Đa Lagos
- Năm 1945 bảo tàng đổi tên thành Gia Định Bảo tàng viện
- Năm 1956 bảo tàng có tên mới là Viện bảo tàng Quốc gia Việt Nam
♦︎ Ngày này: Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh ( http://www.baotanglichsutphcm.com.vn/ )
♦︎ Địa chỉ: Số 2 Nguyễn Bỉnh Khiêm, P. Bến Nghé, Q1, Tp Hồ Chí Minh
Bảo tàng được xây theo lối kiến trúc "Đông Dương cách tân" (styleindochinois), do kiến trúc sư người Pháp Delaval thiết kế, và do hãng thầu Etablissements Lamorte Saigon thực hiện trong ba năm: 1926-1927-1928.
Khi khởi xây (1926), tòa nhà này dự kiến làm Viện Triển lãm Mễ cốc (Musée du Riz), sau định làm Viện Triển Lãm Kinh tế (Musée économique), nhưng cuối cùng lại quyết định làm Bảo tàng Pacha Đa Lagos[/caption]

-VÌ SAO RA ĐỜI PHONG CÁCH NÀY ?


[caption id="attachment_4288" align="aligncenter" width="620"]VIỆN ĐẠI HỌC ĐÔNG DƯƠNG ♦︎ Năm xưa: Viện Đại học Đông Dương ♦︎ Ngày này: Khoa Hóa Học - Trường Đại học khoa học tự nhiên Hà Nội (https://www.chemvnu.edu.vn) ♦︎ Địa chỉ: Số 19 phố Lê Thánh Tông, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội Tác phẩm đầu tiên theo phong cách Kiến trúc Đông Dương được xây dựng ở Hà Nội do kiến trúc sư E.Hébrard thiết kế năm 1924 là Toà nhà chính của khu Đại học Đông Dương đã hình thành trước đó. Toạ lạc tại vị trí án ngữ một đại lộ lớn lúc bấy giờ – Boulevard Carreau (phố Lý Thường Kiệt ngày nay), xế phía trước lại có một vườn hoa nhỏ, công trình đã tạo ra một điểm nhấn đô thị nổi bật. Theo thiết kế ban đầu thì đây là một công trình mang phong cách Tân cổ điển với cấu trúc hình khối kiến trúc đăng đối hoàn toàn, mặt bằng không gian theo kiểu chính thống, nhấn mạnh khối sảnh trung tâm, hai phía là giảng đường lớn và thư viện được bố trí trên hai tầng nhà. Tuy nhiên trong quá trình xây dựng, Hébrard đã thay đổi hầu như hoàn toàn hình thức mặt đứng công trình bằng cách đưa vào khá nhiều thành phần kiến trúc Á Đông. Điểm nhấn cho khối trung tâm là bộ mái ngói nhiều lớp theo hình thức bát giác, giữa các lớp mái là các cửa nhỏ trang trí hoa văn bên cạnh hàng con sơn đỡ mái theo kiểu Trung Hoa cổ. Bộ mái ngói còn được sử dụng như một hình thức kết thúc phương đứng ở hai cánh nhà, ở tiền sảnh phía sau nhà. Các cửa sổ cũng được che bởi các ô văng chéo dán ngói. Hệ thống cửa của công trình cũng được kiến trúc sư – tác giả hết sức lưu tâm. Cửa ra vào chính là một cửa dạng vòm có độ cao tương đương hai tầng nhà được trang trí bằng kính và kim loại theo phong cách Art Nouveau, không chỉ làm đẹp cho công trình khi nhìn từ ngoài vào mà làm tăng tính thẩm mỹ cho khu đại sảnh khi nhìn từ trong ra. Các cửa sổ mở rộng kiểu cuốn vòm ở tầng 1 được nhóm thành hai cửa sổ hình chữ nhật ở tầng 2 cùng các cửa nhỏ trên mái sảnh tạo ra sự biến hoá nhưng vẫn mang tính thống nhất cao. Các họa tiết trang trí Á Đông được sử dụng rộng rãi, mặt tiền tòa nhà được trang trí bởi các hình hoa văn chữ triện, hình bát giác rất phổ biến trong kiến trúc đình chùa Việt cổ, các hình này còn được nhắc lại trên các diềm mái càng làm tôn nổi tính bản địa của công trình. Nhắc tới Đại học Đông Dương thì chúng ta không thể bỏ qua phần nội thất của công trình. Nếu mặt ngoài toà nhà mang dáng vẻ Á Đông thì phần nội thất lại chủ yếu theo tinh thần kinh viện Châu Âu. Chính sảnh được phủ bởi một bộ vòm hai lớp với các hàng cột, các hoạ tiết trang trí kiểu Tân cổ điển. Các không gian lớn và thoáng đãng đặc trưng của các đại học lớn ở Pháp thời bấy giờ. Đặc biệt là trong giảng đường chính có bức tranh tường lớn nhất Việt Nam do hoạ sĩ Victor Tardieu thực hiện, mô tả cuộc sống của người Hà Nội đầu thế kỷ 20 với sự hiện diện của 200 nhân vật đại diện cho xã hội thời bấy giờ. Công trình Đại học Đông Dương có thể được coi là thử nghiệm đầu tiên của E. Hébrard theo phong cách kết hợp nên còn thiếu sự ăn nhập giữa nội – ngoại thất công trình. Tuy nhiên với hình khối được tổ chức chuẩn mực theo tinh thần cổ điển kết hợp với các hình thức trang trí mặt đứng theo tinh thần Á Đông, toà nhà chính Đại học Đông Dương có thể coi là công trình tiên phong của trường phái Kiến trúc Đông Dương, một sự kết hợp thành công bước đầu giữa kiến trúc nói riêng và văn hoá Phương Đông và Phương Tây nói chung ở Hà Nội VIỆN ĐẠI HỌC ĐÔNG DƯƠNG
♦︎ Năm xưa: Viện Đại học Đông Dương
♦︎ Ngày này: Khoa Hóa Học - Trường Đại học khoa học tự nhiên Hà Nội (https://www.chemvnu.edu.vn)
♦︎ Địa chỉ: Số 19 phố Lê Thánh Tông, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội
Tác phẩm đầu tiên theo phong cách Kiến trúc Đông Dương được xây dựng ở Hà Nội do kiến trúc sư E.Hébrard thiết kế năm 1924 là Toà nhà chính của khu Đại học Đông Dương đã hình thành trước đó. Toạ lạc tại vị trí án ngữ một đại lộ lớn lúc bấy giờ – Boulevard Carreau (phố Lý Thường Kiệt ngày nay), xế phía trước lại có một vườn hoa nhỏ, công trình đã tạo ra một điểm nhấn đô thị nổi bật.
Theo thiết kế ban đầu thì đây là một công trình mang phong cách Tân cổ điển với cấu trúc hình khối kiến trúc đăng đối hoàn toàn, mặt bằng không gian theo kiểu chính thống, nhấn mạnh khối sảnh trung tâm, hai phía là giảng đường lớn và thư viện được bố trí trên hai tầng nhà.
Tuy nhiên trong quá trình xây dựng, Hébrard đã thay đổi hầu như hoàn toàn hình thức mặt đứng công trình bằng cách đưa vào khá nhiều thành phần kiến trúc Á Đông.
Điểm nhấn cho khối trung tâm là bộ mái ngói nhiều lớp theo hình thức bát giác, giữa các lớp mái là các cửa nhỏ trang trí hoa văn bên cạnh hàng con sơn đỡ mái theo kiểu Trung Hoa cổ. Bộ mái ngói còn được sử dụng như một hình thức kết thúc phương đứng ở hai cánh nhà, ở tiền sảnh phía sau nhà. Các cửa sổ cũng được che bởi các ô văng chéo dán ngói.
Hệ thống cửa của công trình cũng được kiến trúc sư – tác giả hết sức lưu tâm. Cửa ra vào chính là một cửa dạng vòm có độ cao tương đương hai tầng nhà được trang trí bằng kính và kim loại theo phong cách Art Nouveau, không chỉ làm đẹp cho công trình khi nhìn từ ngoài vào mà làm tăng tính thẩm mỹ cho khu đại sảnh khi nhìn từ trong ra.
Các cửa sổ mở rộng kiểu cuốn vòm ở tầng 1 được nhóm thành hai cửa sổ hình chữ nhật ở tầng 2 cùng các cửa nhỏ trên mái sảnh tạo ra sự biến hoá nhưng vẫn mang tính thống nhất cao.
Các họa tiết trang trí Á Đông được sử dụng rộng rãi, mặt tiền tòa nhà được trang trí bởi các hình hoa văn chữ triện, hình bát giác rất phổ biến trong kiến trúc đình chùa Việt cổ, các hình này còn được nhắc lại trên các diềm mái càng làm tôn nổi tính bản địa của công trình.
Nhắc tới Đại học Đông Dương thì chúng ta không thể bỏ qua phần nội thất của công trình. Nếu mặt ngoài toà nhà mang dáng vẻ Á Đông thì phần nội thất lại chủ yếu theo tinh thần kinh viện Châu Âu. Chính sảnh được phủ bởi một bộ vòm hai lớp với các hàng cột, các hoạ tiết trang trí kiểu Tân cổ điển.
Các không gian lớn và thoáng đãng đặc trưng của các đại học lớn ở Pháp thời bấy giờ. Đặc biệt là trong giảng đường chính có bức tranh tường lớn nhất Việt Nam do hoạ sĩ Victor Tardieu thực hiện, mô tả cuộc sống của người Hà Nội đầu thế kỷ 20 với sự hiện diện của 200 nhân vật đại diện cho xã hội thời bấy giờ.
Công trình Đại học Đông Dương có thể được coi là thử nghiệm đầu tiên của E. Hébrard theo phong cách kết hợp nên còn thiếu sự ăn nhập giữa nội – ngoại thất công trình.
Tuy nhiên với hình khối được tổ chức chuẩn mực theo tinh thần cổ điển kết hợp với các hình thức trang trí mặt đứng theo tinh thần Á Đông, toà nhà chính Đại học Đông Dương có thể coi là công trình tiên phong của trường phái Kiến trúc Đông Dương, một sự kết hợp thành công bước đầu giữa kiến trúc nói riêng và văn hoá Phương Đông và Phương Tây nói chung ở Hà Nội[/caption]

Trước tiên, những kiến trúc mang từ Pháp sang, sau một số năm thì bộc lộ nhiều bất cập, nhất là không phù hợp với khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, gió mạnh... cũng như tập quán sinh hoạt, truyền thống thẩm mỹ và cảnh quan Việt Nam. Sau nữa là lúc đó, vào những năm 30 – 40 của thế kỷ 20, ảnh hưởng của Pháp ở Việt Nam giảm sút. Để tranh thủ được lòng dân, để thân thiện hơn với Việt Nam, một số kiến trúc sư Pháp dạy tại trường Mỹ thuật Đông Dương Indochine nghĩ cách thiết kế những công trình mang tính chất Việt Nam để lấy lại lòng tin của dân Việt.

-ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC PHONG CÁCH ĐÔNG DƯƠNG INDOCHINE


- Kỹ thuật và vật liệu xây dựng:
Sử dụng rộng rãi kỹ thuật và liệu xây dựng mới như hệ khung bê tông cốt thép chịu lực, khung thép tiền chế, sành sứ nhiều màu, ngói ardoise (đá xám chẻ), gạch caro. Các phương tiện kỹ thuật mới khá tiên tiến được áp dụng như: cột thu lôi, đèn điện, cổng sắt uốn.

[caption id="attachment_4289" align="aligncenter" width="620"] VIỆN KHOA HỌC ĐÔNG DƯƠNG
♦︎ Năm xưa: Viện Khoa học Đông Dương
- Gần đầu cầu Phan Thanh Giản. Trước 1975 là trụ sở Bộ Cải Tiến Nông Thôn.[/caption]

- Giải pháp kiến trúc:


Áp dụng các giải pháp thông thoáng, cách nhiệt để phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới như bố trí các dãy hành lang, dàn pergola rộng rãi chạy dọc theo công trình. Trên phần tường sát trần thường bố trí các lam gió để tạo sự thông thoáng và lấy sáng cho không gian bên trong. Đa số các công trình được bố trí thêm các sân trong, giếng trời để tăng sự thông thoáng và chiếu sáng tự nhiên.

- Phần Mái:


Sử dụng mái bằng (đối với các công trình lớn) hoặc mái lợp ngói (đối với các công trình nhỏ hơn). Mái ngói thường nhô ra xa để che nắng mưa, có bố trí các “khu đĩ” để tạo sự thông thoáng cho phấn bên trong. Xuất hiện các sênô thu nước mưa chạy dọc theo mái. Một số công trình sử dụng dạng mái vút cong ở các góc, mái chồng diêm theo kiểu kiến trúc truyền thống, có hoa văn trang trí ở đỉnh mái và các góc cong của mái.

- Hệ thống Cửa:


Bố trí nhiều cửa trên tường công trình. Cửa sổ cao, mở rộng để tăng sự thông thoáng, chiếu sáng tự nhiên. Các công trình sử dụng phổ biến kiểu cửa lá sách, đảm bảo được sự thông gió tự nhiên cho không gian bên trong ngay cả trong lúc đóng. Cửa sổ không chỉ được bố trí trên tường công trình, mà còn được bố trí phía ngoài hành lang, đặc biệt là hành lang ở những phía chịu sáng trực tiếp của mặt trời.

- Hoa văn và họa tiết trang trí:


Sử dụng rộng rãi các môtíp trang trí với màu sắc, kiểu dáng đa dạng.
Các môtíp trang trí Việt - Hoa như: “lưỡng long chầu nguyệt”, pháp vân, lân sư, rồng phụng, cỏ cây hoa lá…
Kiểu Khmer - Chăm như: rắn naga, hoa Mạn đà la, chữ viết…
Kiểu Phục hưng, cổ điển Pháp như: lan can con triện, gờ chỉ, tranh tượng, phù điêu, hoa lá, các thức cột…
Có lúc còn pha trộn cả những phong cách thời thượng của thế giới lúc bấy giờ như Art Nouveau, Art Déco.
Thực tế xây dựng cho thấy trào lưu phong cách Đông Dương Indochine do chính người Việt kế thừa cuối cùng đã chia ra thành hai hướng. Một hướng sa đà vào chủ nghĩa hình thức, nhân danh truyền thống, để rơi vào kiểu hoài cổ, phục cổ.

[caption id="attachment_4290" align="aligncenter" width="620"]TRƯỜNG TRUNG HỌC PHÁP - HOA ♦︎ Năm xưa: Trung học Pháp - Hoa - Trước năm 1975 là Bác Ái Học Viện - Sau 1975 là trường CĐ Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh ♦︎ Ngày này: Đại Học Sài Gòn (https://sgu.edu.vn/) ♦︎ Địa chỉ: Số 273 An Dương Vương, Quận 5, Tp. HCM Trường được xây dựng từ năm 1908, gọi là Lycée Franco - Chinois ( Trung học Pháp - Hoa ) TRƯỜNG TRUNG HỌC PHÁP - HOA
♦︎ Năm xưa: Trung học Pháp - Hoa
- Trước năm 1975 là Bác Ái Học Viện
- Sau 1975 là trường CĐ Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
♦︎ Ngày này: Đại Học Sài Gòn (https://sgu.edu.vn/)
♦︎ Địa chỉ: Số 273 An Dương Vương, Quận 5, Tp. HCM
Trường được xây dựng từ năm 1908, gọi là Lycée Franco - Chinois ( Trung học Pháp - Hoa )[/caption]

Hướng còn lại, tích cực và sáng tạo hơn, tìm kiếm một phong cách hiện đại Việt Nam cho nền kiến trúc mới hòa nhập với trào lưu quốc tế hóa ở Việt Nam.

Ví dụ tiêu biểu là công trình Thư viện Quốc gia Sài Gòn của KTS Nguyễn Hữu Thiện và Dinh Độc Lập của KTS Ngô Viết Thụ. Đây chính là sự kế thừa đúng theo tinh thần của phong cách kiến trúc Đông Dương Indochine trong giai đoạn nền kiến trúc Việt nam đã chuyển sang phong cách kiến trúc mới, mà các nhà nghiên cứu quốc tế gọi chung là “Phong cách hiện đại nhiệt đới Đông Nam Á” những năm 1960 -1970.

#France_Indochine #KiếnTrúcĐôngDương #KiếnTrúcPhápCổ

nguồn: https://www.facebook.com/FranceIndochine/

 

XEM THÊM




BIỆT THỰ NGỌC TRAI VINHOMES OCEAN PARK




BIỆT THỰ NGỌC TRAI VINHOMES OCEAN PARK Biệt thự Ngọc Trai Vinhomes Ocean Park – Viên ngọc sáng giá của thành phố Đại Dương...









PHONG CÁCH THIẾT KẾ NỘI THẤT BIỆT THỰ LỐI ĐÔNG DƯƠNG SẼ LÀ XU HƯỚNG MỚI CỦA NĂM 2021 ?




Phong cách thiết kế nội thất biệt thự lối Đông Dương sẽ là xu hướng mới của năm 2021 ? Phong cách “Tân cổ điển...









GỖ ÓC CHÓ TRONG THIẾT KẾ NỘI THẤT PHONG CÁCH ĐÔNG DƯƠNG BOIS




Gỗ óc chó trong thiết kế nội thất phong cách Đông Dương Bois. Sở hữu căn biệt thự với không gian sống tiện nghi và thư...









THAM KHẢO THIẾT KẾ PHONG CÁCH ĐÔNG DƯƠNG




Tham khảo thiết kế phong cách Đông Dương thiết kế phong cách Đông Dương Indochine Thiết kế phong cách Đông Dương Indochine...









22 MẪU THIẾT KẾ PHÒNG THỜ ĐẸP TRANG NGHIÊM THEO PHONG CÁCH ĐÔNG DƯƠNG




22 Mẫu Thiết kế phòng thờ đẹp trang nghiêm theo phong cách Đông Dương Bàn thờ tổ tiên có thể được làm từ nhiều chất...









BOIS ĐƯA PHONG CÁCH ĐÔNG DƯƠNG TRỞ LẠI VỚI NHỊP SỐNG HÀ NỘI HIỆN ĐẠI.




BOIS ĐƯA PHONG CÁCH ĐÔNG DƯƠNG TRỞ LẠI VỚI NHỊP SỐNG HÀ NỘI HIỆN ĐẠI. Hà Nội đẹp, Hà Nội hào hoa và lịch lãm…Cái...









20+ MẪU HÌNH ẢNH ĐẸP VỀ PHONG CÁCH ĐÔNG DƯƠNG BOIS INDOCHINE




20+ MẪU HÌNH ẢNH ĐẸP VỀ PHONG CÁCH ĐÔNG DƯƠNG BOIS INDOCHINE XEM THÊM: THÔNG TIN LIÊN HỆ TƯ VẤN KIẾN TRÚC Văn Phòng: Lô 39 Liền...









LỐI KIẾN TRÚC ĐÔNG DƯƠNG CHÍNH LÀ SỢI DÂY LIÊN KẾT GIỮA QUÁ KHỨ VÀ HIỆN ĐẠI GIỮA PHƯƠNG TÂY VÀ PHƯƠNG ĐÔNG




Lối kiến trúc Đông Dương chính là sợi dây liên kết giữa quá khứ và hiện đại, giữa phương Tây và...









CHIÊM NGƯỠNG KHÔNG GIAN NỘI THẤT PHONG CÁCH ĐÔNG DƯƠNG ẤN TƯỢNG




Chiêm ngưỡng không gian nội thất phong cách Đông Dương ấn tượng. Hi vọng những chia sẻ của BOIS.Com.Vn cung cấp đến bạn...









PHONG CÁCH ĐÔNG DƯƠNG TRONG THIẾT KẾ NỘI THẤT




Ở Việt Nam, phong cách Đông Dương trong thiết kế nội thất chịu nhiều ảnh hưởng từ văn hóa Trung Quốc do 1000 năm đô...









PHONG CÁCH ĐÔNG DƯƠNG INDOCHINE HIỆN ĐẠI




Phong cách Đông Dương Indochine hiện đại. Với những thông tin chi tiết về phong cách Indochine sẽ giúp bạn chọn lựa được...









BOIS GIỚI THIỆU TOP 5 RESORT PHONG CÁCH ĐÔNG DƯƠNG SANG TRỌNG ẤN TƯỢNG NHẤT VIỆT NAM




BOIS giới thiệu top 5 Resort phong cách Đông Dương sang trọng – ấn tượng nhất Việt Nam 1.Phong cách Đông Dương là gì?...